Truy cập nội dung luôn

Chi tiết tin

Khảo sát hội chứng chuyển hóa trên bệnh nhân tâm thần phân liệt điều trị bằng thuốc an thần kinh tại Bệnh viện Tâm thần Tiền Giang
19/06/2023

Thạc sĩ dược sĩ Đặng Thị Ngọc Chi*

Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát tỷ lệ mắc Hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tâm thần phân liệt đang điều trị tại Bệnh viện tâm thần Tiền Giang. Thống kê các thuốc, các phối hợp thuốc an thần kinh đang điều trị và ảnh hưởng của thuốc trên Hội chứng chuyển hóa theo thời gian sử dụng. Khảo sát mối liên quan của các thuốc an thần kinh với Hội chứng chuyển hóa trên bệnh nhân tâm thần phân liệt.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, theo dõi tiến cứu trong 9 tháng trên 155 bệnh nhân tâm thần phân liệt đang điều trị nội trú tại Bệnh viện tâm thần Tiền Giang từ tháng 15/8/2021 đến 14/10/2022. Các đặc điểm nhân khẩu học và ảnh hưởng của thuốc an thần kinh được thu thập từ bệnh án và dữ liệu điện tử trên phần mềm máy tính. Số liệu được phân tích bằng phần mềm thống kê SPSS 20.0.

Kết quả: Nghiên cứu được thực hiện trên 155 bệnh nhân gồm 78,06% bệnh nhân nam và 21,94% nữ, tuổi trung bình là 41,5 ± 9,7. Độ tuổi mắc bệnh trung bình là 27,0 ± 3,8. BMI trung bình là 25,6 ±,8 kg/m2, Olanzapin và Haloperidol là 2 thuốc được sử dụng nhiều nhất 77,36 và 60,38%. Tỷ lệ mắc Hội chứng chuyển hóa chung là 28,38 % tăng dần theo thời gian nghiên cứu, theo độ tuổi, thời gian mắc bệnh, theo chỉ số BMI và theo số thuốc an thần kinh được phối hợp trong điều trị. Tỷ lệ bệnh nhân mắc Hội chứng chuyển hóa ở nhóm sử dụng an thần kinh thế hệ 2 cao hơn thế hệ 1. Tỷ lệ bệnh nhân mắc Hội chứng chuyển hóa tăng dần theo thời gian nghiên cứu ở  thời điểm T1,T2,T3,T4 lần lượt là 28,83; 29,92 %, 32,20 %; 36,75%. Độ tuổi, giới tính, thời gian mắc bệnh là các yếu tố có liên quan đến Hội chứng chuyển ở bệnh nhân tâm thần phân liệt.

Kết luận: Tỷ lệ mắc Hội chứng chuyển ở bệnh nhân tâm thần phân liệt điều trị nội trú tại Bệnh viện tâm thần Tiền Giang thời điểm T1 là 28,38 %, tăng dần theo thời gian nghiên cứu T1,T2,T3,T4. Thời gian mắc bệnh, tuổi, số loại thuốc an thần kinh sử dụng có ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc Hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tâm thần phân liệt.

Từ khóa: bệnh tâm thần phân liệt, hội chứng chuyển hóa, thuốc an thần kinh, bệnh tim mạch, béo bụng, tăng lipid huyết, tăng glucose huyết.

Survey of metabolic syndrome in patients with schizophrenia

 in Mental Tien Giang hospital

Objectives: Survey of metabolic syndrome in patients with schizophrenia in Mental Tien Giang hospital. Statistics of drugs, antipsychotic medication combinations and effects of drugs on metabolic syndrome over time. To eveluation the relationship of antipsychotic medications with metabolic syndrome in patients with schizophrenia.

Methods: A descritive cross – sectional study was conducted in 155 patients with schizophrenia from August 2021 to Octorber 2022. Demographic characteristics and effects of antipsychotic medications are collected from medical records and electronic data on computer software. Data processing by SPSS 20.0 software.

Results: There are 155 patients with schizophrenia, including 78.06% male and 21.94% female. The mean age was 41.5 ± 9.7.  The age of onset of the disease are 27 ± 3.8. Average BMI are  25 ± 6.8 kg/m2, Olanzapine and Haloperidol were the two most used drugs 77.36% and 60.38%. The overall prevalence of metabolic syndrome was 28.38%, increasing gradually with time of study, age, duration of disease, BMI and number of antipsychotic medications combined in treatment. The rate of patients with metabolic syndrome in the group used the second antipsychotic medications was higher than the first antipsychotic medications. The rate of patients with metabolic syndrome increased gradually over the study time at T1,T2,T3,T4 respectively 28.83%; 29.92%, 32.20%; 36.75%. Age, sex, and duration of the disease are factors related to schizophrenia on patients with schizophrenia.

Conclusion: The prevalence of metabolic syndrome in schizophrenia patients  at mental Tien Giang hospital at T1 time was 28.38%, increasing gradually over time of study T1,T2,T3,T4. Disease duration, age, number of antipsychotic medications used have an effect on the incidence of metabolic syndrome in patients with schizophrenia. No relationship has been found between antipsychotic medications and metabolic syndrome.

Keywords: schizophrenia, metabolic syndrome, antipsychotic medications,  abdominal obesity, cardiovascular disease, dyslipidemia, hyperglycaemia.

*Thạc sĩ dược sĩ:  Đặng Thị Ngọc Chi, Phó Trưởng phòng Giám định BHYT- Bảo hiểm xã hội tỉnh Tiền Giang.

- Điện thoại: 090.8023739. Email: ngocchi0881@yahoo.com.vn