Truy cập nội dung luôn

Chi tiết tin

Trầm cảm: hãy cùng trò chuyện!
07/04/2017

​Nhân ngày sức khỏe thế giới năm 2017, ngày 7/4/2017. Tổ chức Y tế thế giới phát động chiến dịch: Trầm cảm hãy cùng trò chuyện.

Trầm cảm ảnh hưởng đến tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp trong xã hội, ở nhiều quốc gia. Trầm cảm gây ra sự đau khổ tâm thần và ảnh hưởng hàng ngày đến mọi người ngay cả việc thực hiện những công việc đơn giản nhất, trầm cảm làm hủy hoại nặng nề các mối quan hệ giữa bệnh nhân với gia đình, bạn bè và khả năng kiếm sống của bệnh nhân. Nặng nề nhất, trầm cảm có thể dẫn đến tự tử, đây là nguyên nhân thứ hai gây tử vong lứa tuổi 15-29 tuổi.

Tuy nhiên, trầm cảm có thể được ngăn ngừa và điều trị. Có kiến thức về bệnh trầm cảm tốt sẽ phòng ngừa và điều trị tốt hơn, giúp giảm sự kỳ thị liên quan đến tình trạng này và nhiều người bệnh sẽ đi tìm kiếm sự giúp đỡ khi chẳng may bị bệnh trầm cảm.

Trầm cảm là gì?

Trầm cảm là một căn bệnh đặc trưng bởi nỗi buồn liên tục và sự thích thú trong các hoạt động mà bạn thường ưu thích, kèm theo không có khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày, tình trạng trên kéo dài trong một thời gian ít nhất là hai tuần.

Ngoài ra, những người bị trầm cảm thường có một vài triệu chứng sau:

+ Mất năng lượng (sinh lực);

+ Một thay đổi trong ăn uống: giảm hoặc tăng thèm ăn uống;

+ Ngủ nhiều hơn hoặc có người ngủ ít hơn;

+ Lo âu; Giảm tập trung chú ý (hay quên);

+ Thiếu quyết đoán; Bồn chồn;

+ Cảm giác vô dụng, tội lỗi, hoặc tuyệt vọng;

+ Và ý tưởng tự gây thương tích hoặc tự tử.

BS CKII Trần Quốc Kính lược dịch.

Nguồn: www.who.int/campaigns/world-health-day/2017/campaign.../en/