Truy cập nội dung luôn

Chi tiết tin

Nghiên cứu thực trạng công tác kê đơn thuốc ngoại trú tại Bệnh viện Tâm thần Tiền Giang năm 2015
21/06/2016

BS CKII Trần Quốc Kính

TÓM TẮT :

Mở đầu: Bác sĩ kê đơn thuốc điều trị các rối loạn tâm thần không hợp lý; bệnh nhân và thân nhân bệnh nhân sử dụng thuốc, tự ý sử dụng thuốc không có hướng dẫn của thầy thuốc hoặc lạm dụng các nhóm thuốc: chống loạn thần, chống lo âu, chống động kinh,… gây tình trạng lệ thuộc thuốc, lãng phí, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh, gây khó khăn cho thầy thuốc trong công tác điều trị. 

Mục tiêu: Xác định các tỉ lệ đơn thuốc ngoại trú điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Tiền Giang.

Phương pháp: Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả cắt ngang, thời gian từ 01/7/2015 đến 30/7/2015.

Kết quả: Trung bình một đơn thuốc được kê 3,93 ± 1,12 loại thuốc, p = 0.000. đơn thuốc điều trị sử dụng một thuốc chống loạn thần chiếm 45,52%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,000. có hai thuốc chống loạn thần có tỉ lệ 27,23% và sử dụng trong đơn thuốc có ba thuốc chống loạn thần chiếm có tỉ lệ 3,25%. Tỉ lệ dùng một thuốc chống trầm cảm có 54,88%. Với p = 0.000, đa trị liệu có tỉ lệ 54,88%, sự khác biệt có ý nghĩ thống kê với p = 0.000. Đơn thuốc sử dụng đơn trị liệu điều trị thuốc nhóm chống động kinh tỉ lệ 48,78%, có hai thuốc chống động kinh có tỉ lệ 6,10%. Đơn thuốc có hai loại thuốc bổ chiếm tỉ lệ 72,4%, với p = 0.000.

Kết luận: Bệnh nhân khám bệnh theo diện bảo hiểm y tế tỉ lệ còn thấp 30,5%, tiền thuốc theo mức trần bảo hiểm y tế chi trả thấp 73,869 ± 27,580 đồng. Việc sử dụng thuốc vitamin chưa hợp lý cần đẩy mạnh công tác dược lâm sàng nhằm kiểm soát tốt việc kê đơn thuốc tại Bệnh viện Tâm thần.

Từ khóa: Đơn thuốc ngoại trú, Thuốc chống loạn thần, Thuốc chống trầm cảm.


Study the situation of outpatient prescription drugs at
Tien Giang Mental Hospital in 2015

ABSTRACT :

Background: Doctors prescribe drugs treatment of mental disorders unreasonable; Patients and relatives of patients who use the drug, arbitrary use of drugs without the guidance of a physician or abuse of antipsychotics, anti-anxiety, anti-epilepsy, ... cause drug dependence, wasted, direct impact on the health of patients, making it difficult for physicians in the treatment.

Objectives: Determining the proportion of outpatient prescription treatment at Tien Giang Mental Hospital.

Method: A cross-sectional study, at the Out-patient Department of the Tien Giang Mental Hospital from July 1st, 2015 to July 30th, 2015.

Results: Average one prescription was 3.93 ± 1.12 medications Statistics, p = 0.000. prescription treatment using an antipsychotic occupied 45.52%. The differences are statistically significant with p = 0.000. Two antipsychotics ratio 27.23% and use in prescription has three antipsychotics accounted for 3.25% rate. The rate of antidepressant use had a 54.88%. p = 0.000, poly-therapy ratio 54.88%, the difference had statistical thoughts with p = 0.000. Prescriptions using monotherapy treatment group antiepileptic drug ratio 48.78%, with two anti-epileptic drugs have 6.10% rate. Prescriptions have two supplements percentage 72.4%, p = 0.000.

Conclusions: Patients under the present medical health insurance rates low also 30.5%, for drugs under health insurance ceiling paying 73.869 ± 27.580 VND low. The use of vitamin irrational drug should promote clinical pharmacology to better control drug prescription at the Mental Hospital.

Keywords: Outpatient prescriptions, Antipsychotics, Antidepressants.

Tài liệu tham khảo:

1. Bộ Y tế (2008), Quyết định số 04/2008/QĐ-BYT ngày 01 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú.

2. Nguyễn Thi Hùng, Lê Hoàng Vũ (2010), “Đặc điểm các rối loạn do thuốc chống loạn thần ở bệnh nhân tâm thần phân liệt”, tạp chí y học Tp. Hồ Chí Minh, tập 14, phụ bản số 01, tr .382-387.

3. Lê Văn Nam (2013), “Phối hợp thuốc chống động kinh”, Tài liệu báo cáo khoa học, sinh hoạt khoa học kỹ thuật và đào tạo liên tục thường kỳ lần thứ hai năm 2013, tr 01 – 11.

4. Huỳnh Tấn Tài (2008), “Khảo sát tương tác thuốc kháng động kinh và đề xuất giải pháp hạn chế sự tương tác”, Luận văn tốt nghiệp Chuyên khoa I dược lâm sàng, Đại học Dược, Tp. Hồ Chí Minh.

5. Trần Nhân Thắng (2012), “Khảo sát tình hình kê đơn sử dụng thuốc điều trị ngoại trú tại bệnh viện Bạch Mai năm 2011”, tạp chí y học thực hành (830) số 7/2012, tr 24 – 28.

6. Nguyễn Văn Thọ (2009), “Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị ở 1021 bệnh nhân tâm thần phân liệt”, tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 13, số 4, tr .51 – 56.

7. Lê Ngọc Trọng, Đỗ Kháng Chiến (2006), “Khái niệm về tương tác thuốc, nội dung tương tác thuốc và chú ý khi sử dụng”, tương tác thuốc và chú ý khi sử dụng, nhà xuất bản y học, tr 13-302.

8. Bret P, Bert MC, Queuille E (2009), “Prescribing patterns of antipsychotics in 13 French psychiatric hospitals”, Pub Med. Gov, Encephale, 2009, Apr;35(2), pp.129-38.

9. Grover S, Avasthi A, Sinha V, Lakdawala B, Bathla M, Sethi S, Mathur DM, Kathuria P, Shah S, Baalasubramanian DS, Agarwal V, Deka K (2014), “Indian Psychiatric Society lulticentric study: Prescription patterns of psychiotropics in India”, Indian J Psuchiatry, 2014 Jul;56(3):pp.253-64.

10. Kok-Yoon Chee, Adarsh Tripathi, Ajit Avasthi, Mian-Yoon Chong, Kang Sim, shu-Yu yang, Sandeep Glover, Yu-Tao Xiang, Tian-Mei Si, Shigenobu Kanba, Yan-Ling He, Min-Soo Lee, Helen Fung-king Chiu, Hironori Kuga, Rathi Margarita Maramis, Naotaka Shifuku, Winston W Shen, Chay-Hoon Tan and Norman Sartorius (2015), “International study on antidepressant prescription pattern at 40 major psychiatric institutions and hospital in Asia: 1 10-year comparison study”, Asia-pacific Psychiatry ISSN 1758-5864, Wiley publishing Asia Pty Ltd 14/01/2015, pp:01-09.

11. Mian-Yoon Chong, Chay Hoon Tan, Senta Fujii, Shu-Yu Yang, Gabor S. Ungvari, Tianmei Si, Eun Kee Chung, Kang Sim, Hin-Yeung Tsang, Naotaka Shinfuku (2004), “Antipsychotic drug prescription for schizophrenia in East Asia: rationale for change”, Psychiatry and Clinical Neurosciences, 58, pp.61-67.

12. Substance abuse and mental health services administration - SAMHSA (2014), “Sedative abuse sends more patiens to emergency deparment”, Medscape Medical New/Psychiarty, Published online May 22, 2014.

13. Yu-Tao Xiang, Yan Li, Christoph U. Crorrell, Gabor S. Ungvari. Helen F.K. Chiu, Kelly Y. C. Lai. Quan-Sheng Tang, Wei Hao, Tian-Mei Si, Chuan-Yue Wang, Edwin H. M. Lee, Yan-Ling He, Shu-Yu Yang, Mian-Yoon Chong, Chay-Hoon Tan and naotaka Shinfuku (2013), “Common use of hight doses of antipsychotic medications in older Asian patients with schizophernia (2001-2009)”, International Jounal of Geriatric Psychiatry. Copyright 2013 John Wiley & Sons, Ltd.No.of Pages:8.