Truy cập nội dung luôn

Chi tiết tin

Kiến thức - thái độ của bệnh nhân và gia đình nhân ba trường hợp bệnh tâm thần phân liệt mang thai và nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
05/12/2019

                                                            CNĐD Nguyễn Thị Thu Thùy*

Tóm tắt

Thiên chức làm mẹ là thiêng liêng của mỗi phụ nữ, với nhiều chị em mang thai lần đầu với tâm trạng vừa vui mừng vừa hoang mang lo lắng. Riêng bệnh nhân nữ tâm thần phân liệt thì bản thân bệnh nhân và gia đình xen lẫn hạnh phúc sẽ có rất nhiều lo lắng, hoang mang nhiều hơn là vui mừng bởi lẻ tâm lý sẽ không an toàn cho con trẻ khi mang thai mà phải uống thuốc tác động tâm thần như chống loạn thần, điều hòa khí sắc, chống động kinh,…để điều trị bệnh.Chúng tôi ghi nhận ba trường hợp lâm sàng nữ bệnh nhân tâm thần phân liệt được chăm sóc điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần Tiền Giang.

Trường hợp thứ nhất: Một bệnh nhân đang điều trị bệnh tâm thần phân liệt sử dụng các thuốc chống loạn thần và mang thai tháng thứ 4, bệnh tái phát nhập viện do giảm liều thuốc chống loạn thần không đúng cách.

Trường hợp thứ hai: Một trường bệnh nhân khi mang thai thì ngưng thuốc chống loạn thần và sau sinh bệnh tái phát nhập viện điều trị, bệnh đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng bằng sữa công thức.

Trường hợp thứ ba: Bệnh nhân uống thuôc chống loạn thần khi mang thai và sau sinh tái phát bệnh nhập viện điều trị, đang còn nuôi con nhỏ dưới 12 tháng bằng sữa công thức.

Từ khóa: Nuôi con bằng sữa mẹ, tâm thần phân liệt, mang thai.

Knowledge, attitude of patients and family's three cases

of schizophrenia pregnancy andraising children under 12 months

ABSTRACT

Motherhood is sacred and every woman, with many first-time pregnant women with moderate excited mood just bewildered.female patients with schizophrenia, the patients themselves and their families mixed with happiness will have a lot more surprises, bewilderment than be happy because psychology will not be safe for children when pregnant. psychotropic drugs such as antipsychotic, stabilizing mood, anti-epilepsy, etc, during pregnancy.

Case 1: Schizophrenia patient used antipsychotics and pregnant in the 4th month of pregnancy, relapsed into a hospital due to improper dose of antipsychotics.

Case 2: Schizophrenia patient during pregnancy stopped antipsychotic drugs and and postpartum relapse hospitalized for treatment, and was nursing a child under 12 months with formula milk.

Case 3: Schizophrenia patient used antipsychotics drugs during pregnancy and postpartum relapse hospitalized, are also raising children under 12 months formula by milk.

Key words: Breastfeeding, schizophrenia, pregnancy.

*Cử nhân điều dưỡng Nguyễn Thị Thu Thùy, Bệnh viện Tâm thần Tiền Giang.

Điện thoại: 0399995056

Mail: thuthuy.nt40@gmail.com

TRÌNH BÀY BỆNH ÁN

Trường hợp thứ nhất: Bệnh nhân nữ 28 tuổi mắc bệnh khoảng 10 năm trước đây, Bệnh khởi phát năm 2009 biểu hiện đầu tiên là ít tiếp xúc với bạn bè, lúc nào cũng buồn hay nói chuyện một mình gia đình đưa bệnh nhân đến Bệnh Viện Tâm Thần Tiền Giang khám lấy thuốc uống, không rõ chẩn đoán và sử dụng thuốc gì, bệnh ổn định và tiếp tục học hết lớp 12 vẫn uống thuốc điều trị hằng ngày, đến năm 2012 bệnh nhân đang học nghề điều dưỡng trung học năm thứ hai tại thành phố Hồ Chí Minh, được bạn bè phát hiện bệnh nhân không ngủ, ngồi nói nhiều nhưng nội dung không đúng hay đi lang thang nên báo gia đình rước về. Từ năm 2012 đến năm 2014 gia đình đưa bệnh nhân đi thầy cúng nhiều nơi nhưng bệnh không thuyên giảm trở nặng hơn. Gia đình đưa bệnh nhân khám trên Bệnh viện Chợ Rẫy nhưng được chuyển qua bệnh viện Tâm thần thành phố Hồ Chí Minh, gia đình từ chối điều trị, đưa bệnh nhân đến Bệnh Viện Tâm Thần Tiền Giang khám lấy thuốc điều trị ngoại trú bệnh thuyên giảm nhiều, gia đình tiếp tục điều trị bác sĩ tư thuốc và chẩn đoán không rõ, bệnh ổn định và sinh hoạt bình thường cùng gia đình. Cuối năm 2018 bệnh nhân lập gia đình vẫn uống thuốc và sống sinh hoạt bình thường trong gia đình bên chồng. Cuộc sống hôn nhân bệnh nhân không áp lực, không lo lắng nhiều cho đến 6/2019 bệnh nhân phát hiện có thai nên bệnh nhân và gia đình lo lắng thuốc điều trị bệnh tâm thần sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, lo lắng thuốc sẽ làm gây dị tật thai nhi, lo lắng bệnh sẽ lây truyền cho em bé dẫn đến tình trạng mất ngủ liên tục trong 06 đêm, rối loạn hành vi hay đi lang thang, nói nhiều nhưng nội dung không đúng sự thật, được gia đình đưa bệnh nhân đến Bệnh Viện Tâm Thần Tiền Giang khám nhập viện điều trị.Điều trị 20 ngày xuất viện.Chẩn đoán: Tâm thần phân liệt thể paranoid (F20.0)/thai sống 6 tuần, sử dụng thuốc Clozapine 100mg/ngày.

Trường hợp thứ hai: Bệnh nhân nữ 25 tuổi mắc bệnh tâm thần từ năm 2010 với biểu hiện bệnh ban đầu là khi bệnh nhân học lớp 11 bệnh nhân nghi bạn mình nói xấu mình, hại bệnh nhân, lo lắng nhiều nên không ngủ khoảng 7 ngày được gia đình đưa lên Bệnh Viện Tâm Thần Tiền Giang khám và điều trị, không rõ thuốc và chẩn đoán, bên cạnh điều trị thuốc gia đình còn đưa bệnh nhân đi cúng thầy cúng nhiều nơi, sau bệnh thuyên giảm và điều trị bác sĩ tư không rõ chẩn đoán và điều trị bệnh nhân uống thuốc đều. Đến năm 2011 bệnh nhân có nhập viện điều trị một lần tại bệnh viện tâm thần tiền giang với biểu hiện mất ngủ nghi ngờ có người hại bệnh nhân và gia đình, điều trị ổn định bệnh nhân được xuất viện về nhà bệnh nhân uống thuốc điều tại bác sĩ tư không rõ thuốc và chẩn đoán khoảng 6 năm vẫn sinh hoạt bình thường cùng gia đình, đến tháng 2/2018 bệnh nhân lập gia đình, cuộc sống hôn nhân không áp lực vẫn uống thuốc điều cho đến tháng 4/ 2018 bệnh nhân mang thai do lo lắng uống thuốc điều trị sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, gây dị tật, làm bệnh di truyền qua cho con nên bệnh nhân tự ý bỏ thuốc không uống thuốc điều trị bệnh trong suốt thai kỳ và cho đến khi sanh em bé vẫn không dùng thuốc. Ngày 20/1/2019 bệnh nhân sanh được bé trai 2,7kg, sau khi sanh bệnh nhân không cho bé bú sũa mẹ mà ăn sữa bột công thức. Sau sanh khoảng 2 tuần bệnh nhân tái phát bệnh biểu hiện không ngủ, nói chuyện một mình, nói có người hại bệnh nhân theo dõi bệnh nhân nên được gia đình đưa bệnh nhân đến Bệnh Viện Tâm Thần Tiền Giang khám lấy thuốc về nhà điều trị, bệnh có thuyên giảm và tiếp tục điều trị thuốc theo toa bệnh viện olanzapin 10mg sáng 1 viên tối 1 viên uống, piracetam 800 mg sáng 01 viên tối 01 viên uống. Đến 10/6/2019 bệnh nhân tái phát bệnh lại biểu hiện đợt này lo lắng nghĩ lúc sinh em bé bị bác sĩ tiêm hai mũi thuốc tiêm lúc sanh, không rỏ loại thuốc tiêm lúc sanh là thuốc gì sẻ ảnh hưởng bệnh nhân, làm bệnh nhân không thể sanh đuợc nữa, nghĩ hai bên gia đình đánh nhau vì bệnh nhân bị tiêm hai mũi thuốc lúc sanh nên bệnh nhân đứng ở giữa khó xử, nghĩ chị họ đang theo dỏi bệnh nhân để hại bệnh nhân và được gia đình đưa bệnh nhân đến Bệnh Viện Tâm Thần Tiền Giang khám nhập viện điều trị.Điều trị 16 ngày xuất viện,thuốc sử dụng risperidone 4mg.ngày, olanzapine 20mg/ngày.Chẩn đoán: Tâm thần phân liệt thể paranoid (F20.0) / hậu sản tháng thứ 6.

Trường hợp thứ ba: Bệnh nhân nữ 26 tuổi mắc bệnh năm 17 tuổi. Năm 2013 bệnh nhân đi làm công nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh do áp lực công việc và thời gian làm đêm nên bệnh nhân mất ngủ, nhớ nhà nghỉ muốn được về quê với mẹ mà do công việc không được về bệnh biểu hiện ngày càng nặng hơn, mất ngủ, đi lang thang và được bạn bè cùng phòng trọ gọi điện báo cho gia đình nên được gia đình đón về và đi cúng thầy cúng không điều trị gì bên tây y, bệnh ngày càng nặng hơn với biểu hiện bệnh mất ngủ, cọc cằn hay đập phá đồ đạc trong gia đình nên gia đình đưa bệnh nhân đến Bệnh Viện Tâm Thần Tiền Giang khám nhập viện điều trị. Bệnh xuất viện về nhà điều trị ngoại trú được 06 tháng thì tự ý bỏ thuốc không rõ thuốc và chẩn đoán.Đến năm 2017 bệnh tái phát lại cũng với biểu hiện như trên và gia đình đưa bệnh nhân đến Bệnh Viện Tâm Thần Tiền Giang khám và nhập viện điều trị tiếp. Xuất viện về nhà bệnh nhân uống thuốc điều hơn không tự ý bỏ thuốc không rõ thuốc đang uống nhưng được chẩn đoán là F20.0, đến năm 2018 bệnh nhân lập gia đình cuộc sống hôn nhân trong gia đình bệnh nhân không được hạnh phúc luôn bị áp lực gia đình bên chồng, phải làm việc nhiều, hay bị la mắng, hay khóc một mình, luôn buồn nhưng không được an ủi từ chồng đến tháng 7/2018 phát hiện có thai gia đình lo lắng sẽ ảnh huởng đến thai nhi, sẽ di truyền qua cho con nên bệnh nhân đi khám và hỏi ý kiến từ nhân viên y tế được giải đáp thắt mắc từ đó bệnh nhân được nhân viên y tế điều chỉnh liều thuốc uống không ảnh hưởng thai nhi mà bệnh nhân vẫn uống thuốc điều trị bệnh trong quá trình mang thai. Trong quá trình mang thai bệnh nhân vẫn khám thai định kỳ uống thuốc theo thai kỳ bình thường. Đến ngày 24/4/2019 bệnh nhân sanh được một bé gái nặng 3,4kg, sau khi sanh bệnh nhân không cho con uống sửa mẹ mà cho ăn hoàn toàn sữa bột công thức. Sau sanh hai tháng bệnh nhân tái phát biểu hiện cộc cằn, hỏi không trả lời, đòi giết con, quậy phá đập đồ gia đình nên được gia đình đưa bệnh nhân đến Bệnh Viện Tâm Thần Tiền Giang khám nhập viện điều trị.Điều trị 12 ngày xuất viện,thuốc sử dụng risperidone 6mg.ngày, haloperidone 3mg/ngày.Chẩn đoán: Tâm thần phân liệt thể paranoid (F20.0)/ hậu sản tháng thứ hai

Bàn luận

Qua ba trường hợp lâm sàng nữ bệnh nhân tâm thần phân liệt được chăm sóc điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần tiền Giang, trong đó có:

1./ Một bệnh nhân đang điều trị bệnh tâm thần phân liệt sử dụng các thuốc chống loạn thần và mang thai tháng thứ 4, bệnh tái phát nhập viện do giảm liều thuốc chống loạn thần không đúng cách. Xuất viện được chỉ định dùng Clozapine 100mg/ngày, tư vấn khám thai định kỳ.

2./ Một trường bệnh nhân khi mang thai thì ngưng thuốc chống loạn thần và sau sinh bệnh tái phát nhập viện điều trị, thuốc sử dụng risperidone 4mg.ngày, olanzapine 20mg/ngày, bệnh đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng bằng sữa công thức.

3./ Bệnh nhân thứ ba uống thuốc chống loạn thần khi mang thai và sau sinh tái phát bệnh nhập viện điều trị, thuốc sử dụng risperidone 6mg.ngày, haloperidone 3mg/ngày, đang còn nuôi con nhỏ dưới 12 tháng bằng sữa công thức.

Đây cũng là một trong những thực trạng chăm sóc bệnh nhân chúng tôi đã gặp nhiều trên lâm sàng tâm thần. Chúng tôi nêu vài kinh nghiệm trong chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt nữ như sau:

Phụ nữ bình thường mang thai đã là một sang chấn (stress) cả về thể chất và tâm thần thì bệnh nhân tâm thần phân liệt nữ mang thai lại bị sang chấn nhiều hơn, họ bị một áp lực tâm lý nặng nề vì lúc nào cũng nghĩ rằng thuốc chống loạn thần là thuốc ngủ, lo sợ những tác dụng phụ của thuốc chống loạn thần sẽ gây hại cho bào thai, lo sợ con bị di truyền bệnh tâm thần, biết phải nuôi con bằng sữa bột vì thuốc qua sữa ảnh hưởng đến con mình, lo sợ con không được hưởng nguồn sữa mẹ sẽ suy dinh dưỡng, nhưng nuôi con bằng sữa bột gặp nhiều khó khăn về tài chính vì đa phần bệnh nhân tâm thần và thân nhân là gia đình nghèo, là người phải nhận trợ cấp xã hội.

Bệnh nhân nữ mắc bệnh mạn tính, trong đó có các bệnh rối loạn tâm thần vẫn có thể mang thai. Trong một số trường hợp cụ thể họ có thể mang thai an toàn nếu được điều trị bệnh hơn là những bệnh nhân nữ mang thai khác mà không dùng thuốc, ví dụ như những bệnh nhân nữ bệnh động kinh (5),(7).

Những bệnh nhân tâm thần phân liệt nữ đang điều trị thuốc chống loạn thần, mang thai ngoài ý muốn hoặc gia đình mong muốn bệnh nhân có con nên đã mang thai. Nhân viên y tế tư vấn giảm nhẹ cho bệnh nhân về nguyên nhân gây bệnh tâm thần. Di truyền không phải là nhân tố quyết định có bị tâm thần hay không bởi nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh là tác động giữa các yếu tố môi trường và yếu tố gia đình, bệnh nhân tâm thần phân liệt có 1% tỉ lệ mắc phải trong dân số, con của bệnh nhân tâm thần phân liệt 90% có thể sinh con bình thường nếu chỉ có cha hoặc mẹ bệnh tâm thần phân liệt (1),(3),(4),(6).

Thầy thuốc khi cho bệnh nhân dùng thuốc cũng phải hết sức thận trọng khi kê đơn cho bệnh nhân tâm thần phân liệt đang mang thai, đang cho con bú. Thầy thuốc phải hẹn ngày khám lại đối với người bệnh, kê đơn thuốc sử dụng theo khuyến cáo các thuốc được dùng trong chuyên khoa tâm thần cho thai kỳ, lựa chọn các thuốc ở nhóm B theo phân nhóm của FDA là những thuốc được nghiên cứu công nhận ít khả năng gây ảnh hưởng thai kỳ . Tư vấn hướng dẫn theo dõi thai kỳ đúng quy trình sản khoa, nuôi con bằng sữa công thức, hướng dẫn tư vấn, sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh (1),(9),(10).

Bệnh nhân tâm thần phân liệt nữ muốn sinh con theo ý muốn thì có thể ngưng thuốc chống loạn thần khi đã điều trị bệnh ổn định và lên kế hoạch mang thai, theo dõi triệu chứng tái phát, nuôi con bằng sữa mẹ. Nếu sau sinh tái phát bệnh thì sử dụng thuốc chống loạn thần trở lại, cho con bú sữa công thức.

Giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội khi tuyên tuyền về bệnh và hướng dẫn thân nhân bệnh nhân có người bệnh tâm thần khám tiền hôn nhân, khám giám định sức khỏe tâm thần khi lập gia đình theo luật định (4).

Hiểu được bệnh tâm thần không kỳ thị và biết quan tâm đến tâm tư tình cảm của bệnh nhân hơn và có hướng chăm sóc tốt hơn. Nhân viên y tế sâu sát, thực hiện tốt tư vấn giảm nhẹ bệnh tật cho bệnh nhân, hiểu hơn về bệnh nhân và thân nhân, tạo một môi trường thân thiện giúp bệnh nhân và người thân luôn có cảm giác an toàn và an tâm điều trị(3),(6).

Kết luận

Phụ nữ mắc bệnh mạn tính, trong đó có các bệnh rối loạn tâm thần vẫn có thể mang thai. Trong một số trường hợp cụ thể họ có thể mang thai an toàn nếu được điều trị bệnh hơn là những bệnh nhân nữ mang thai khác mà không dùng thuốc, ví dụ như bệnh nhân nữ mắc bệnh động kinh (5),(7).

Phụ nữ bình thường mang thai đã là một sang chấn (stress) cả về thể chất và tâm thần thì bệnh nhân tâm thần phân liệt nữ mang thai lại bị sang chấn nhiều hơn, họ bị một áp lực tâm lý nặng nề vì lúc nào cũng nghĩ rằng thuốc chống loạn thần là thuốc ngủ, lo sợ những tác dụng phụ của thuốc chống loạn thần sẽ gây hại cho bào thai, lo sợ con bị di truyền bệnh tâm thần, biết phải nuôi con bằng sữa bột vì thuốc qua sữa ảnh hưởng đến con mình, lo sợ con không được hưởng nguồn sữa mẹ sẽ suy dinh dưỡng, nhưng nuôi con bằng sữa bột gặp nhiều khó khăn về tài chính vì đa phần bệnh nhân tâm thần và thân nhân là gia đình nghèo, là người phải nhận trợ cấp xã hội.

Những bệnh nhân tâm thần phân liệt nữ đang điều trị thuốc chống loạn thần, mang thai ngoài ý muốn hoặc gia đình mong muốn bệnh nhân có con nên đã mang thai. Nhân viên y tế tư vấn giảm nhẹ cho bệnh nhân về nguyên nhân gây bệnh tâm thần. Di truyền không phải là nhân tố quyết định có bị tâm thần hay không bởi nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh là tác động giữa các yếu tố môi trường và yếu tố gia đình, bệnh nhân tâm thần phân liệt có 1% tỉ lệ mắc phải trong dân số, con của bệnh nhân tâm thần phân liệt 90% có thể sinh con bình thường nếu chỉ có cha hoặc mẹ bệnh tâm thần phân liệt (3),(6).

Thầy thuốc khi cho bệnh nhân dùng thuốc cũng phải hết sức thận trọng khi kê đơn cho bệnh nhân tâm thần phân liệt đang mang thai, đang cho con bú. Thầy thuốc phải hẹn ngày khám lại đối với người bệnh, kê đơn thuốc sử dụng theo khuyến cáo các thuốc được dùng trong chuyên khoa tâm thần cho thai kỳ, lựa chọn các thuốc ở nhóm B theo phân nhóm của FDA (Food and Drug Administration) là những thuốc được nghiên cứu công nhận ít khả năng gây ảnh hưởng thai kỳ . Tư vấn hướng dẫn theo dõi thai kỳ đúng quy trình sản khoa, nuôi con bằng sữa công thức, hướng dẫn tư vấn, sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh (5,(9),(10).

Bệnh nhân tâm thần phân liệt nữ muốn sinh con theo ý muốn thì có thể ngưng thuốc chống loạn thần, theo dõi triệu chứng tái phát, nuôi con bằng sữa mẹ. Nếu sau sinh tái phát bệnh thì sử dụng thuốc chống loạn thần trở lại, cho con bú sữa công thức.

Giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội khi tuyên tuyền về bệnh và hướng dẫn thân nhân bệnh nhân có người bệnh tâm thần khám tiền hôn nhân, khám giám định sức khỏe tâm thần khi lập gia đình theo luật định (4).

Hiểu được bệnh tâm thần không kỳ thị và biết quan tâm đến tâm tư tình cảm của bệnh nhân hơn và có hướng chăm sóc tốt hơn. Nhân viên y tế sâu sát, thực hiện tốt tư vấn giảm nhẹ bệnh tật cho bệnh nhân, hiểu hơn về bệnh nhân và thân nhân, tạo một môi trường thân thiện giúp bệnh nhân và người thân luôn có cảm giác an toàn và an tâm điều trị(3).

Kiến nghị

Khám sức khỏe tâm thần tiền hôn nhân trước khi kết hôn.

Không đưa bệnh nhân đi trị thầy bùa, thầy cúngvì kéo dài thời gian làm bệnh nặng thêm.

Nên đưa bệnh nhân đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế có chuyên khoa tâm thần.Bệnh nhân nên tuân thủ uống thuốc đúng liều, đúng chỉ dẫn của thầy thuốc.

Không tự ý đưa bệnh nhân tâm thần đi phá thai khi bệnh nhân đang mang thai mà phải đến cơ sởchuyên khoa sản, chuyên khoa tâm thần khám theo dõi và điều trị.

Tài liệu tham khảo

  1. Bộ Y tế (2017), thông tư 34/2017 ngày 18/8/2017 của Bộ y tế, thông tư hướng dẫn tư vấn, sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh.
  2. Bộ Y tế (2016), Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, ban hành kèm theo quyết định 4128/QĐ-BYT ngày 29/7/2106 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
  3. Trương Tuấn Anh (2011), “Chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt”, Bộ Y tế, Nhà xuất bản y học, tr 27 – 33.
  4. Quốc Hội (2014), Luật hôn nhân và gia đình, Luật số 52/2014/QH13 ngày 19/6/2014.
  5. Trần Thị Thu Hằng ( 2018), “Sử dụng thuốc trong thai ky và cho con bú”, Dược Lực Học, Nhà xuất bản Phương Đông, tr. 110 - 120.
  6. Nguyễn Văn Nuôi (2005), “Tâm thần phân liệt”, Tâm thần học, Bộ môn Tâm thần – Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản y học, tr. 133 - 153.
  7. Đào Trần Thái  (2005), “Điều trị trong tâm thần học – Liệu pháp hóa dược”, Tâm thần học, Bộ môn Tâm thần – Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản y học, tr. 223 - 240.
  8. Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Nguyễn Lân Đính (2005), Cẩm nang phụ nữ chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh “Dinh dưỡng, chế độ ăn”, nhà xuất bản Phụ nữ, đơn vị phát hành Frist News, trang 46 – 50.
  9. Stephen M. Stahl (2015), Stahl’s Essential Psychopharmacology, Prescriber’s Guide, fifth edition.
  10. U.S. Food and Drug Administration (2017): Medicine and Pregnancy: www.fda.gov/pregnancyregistries.