Truy cập nội dung luôn

Chi tiết tin

Khảo sát biểu hiện trầm cảm trên bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS
07/09/2015

Bác sĩ CKI Huỳnh Văn Trước

TÓM TẮT

Đặt vấn đề:

Trầm cảm là một bệnh lý phổ biến hiện nay. Tổ chức y tế thế giới tiên đoán đến năm 2020 trầm cảm đứng hàng thứ hai sau bệnh mạch vành. Trầm cảm có tỷ lệ khoảng 10-15% người lớn trong dân số chung. Xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Nữ gấp đôi nam. Nguy cơ tái diễn cao. Do đó đòi hỏi phải  điều trị lâu dài  gây khó khăn cho bệnh nhân và gia đình. Trầm cảm có thể nguyên phát hoặc thứ phát sau một bệnh lý khác, đặc biệt là nhiểm  HIV/AIDS. Khảo sát tần suất trầm cảm sau nhiễm HIV/AIDS góp phần chăm sóc và điều trị hợp lý, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân

Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu tổng quát

Khảo sát biểu hiện lâm sàng của rối loạn trầm cảm trên bệnh nhân nhiểm HIV/AIDS thời gian từ 06/12/2008 - 06/01/2009.

Mục tiêu chuyên biệt

- Khảo sát tỉ lệ trầm cảm.

- Đặc điểm lâm sàng của trầm cảm.

- Các yếu tố dịch tể liên quan: tuổi, giới, nghề nghiệp, địa chỉ, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, tình trạng kinh tế, nguồn lây nghi ngờ.

Phương pháp nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu:

Bệnh nhân nhiểm HIV/AIDS điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh đồng ý tham gia nghiên cứu

Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân:

Bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm HIV (+) bằng xét nghiệm huyết thanh học, đồng ý tham gia nghiên cứu.

Các xét nghiệm được thực hiện tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh.

Tiêu chuẩn loại trừ:

- Bệnh nhân không hợp tác

- Những bệnh nhân bị chậm phát triển tâm thần.

- Những bệnh nhân có rối loạn ý thức.

Phương pháp nghiên cứu

- Mô tả cắt ngang

Phương pháp tiến hành

- Thăm khám và làm bệnh án tâm thần theo mẫu.

- Chẩn đoán trầm cảm theo tiêu chuẩn DSM - IV.

- Đánh  giá bằng thang trầm cảm HAMILTON -17.

Mẫu nghiên cứu

-        Chọn 50 bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS.

Phân tích và xử lý số liệu

- Các số liệu được tổng hợp và vẽ biểu đồ theo từng biến số thống kê.

Kết quả nghiên cứu:

Kết quả khảo sát cho thấy bệnh nhân nhiểm  HIV/AIDS  thường kết hợp với trầm cảm  (62%). Trầm cảm thường đưa đến ý tưởng và hành vi tự sát, dẫn đến hậu quả xấu. Bệnh nhân dễ có hành vi bất hợp tác, không tuân thủ điều trị. Ảnh hưởng xấu đến bệnh trạng làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

 Kết luận :

- Trong điều trị Nhiểm HIV/ AIDS, cần quan tâm đến  trầm cảm.

- Bệnh nhân HIV/AIDS - trầm cảm cần được nâng đỡ bằng liệu pháp tâm lý.

 Tài liệu tham khảo:

1. Đào Trần Thái (2005), Phòng ngừa trầm cảm, chuyên đề tâm thần học, tập 8 -6/2005. tr 7-12.
2. Ngô Tích Linh (2005). Rối loạn trầm cảm nặng  Bệnh học tâm thần.Nhà xuất bản y học. Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, tr 116-123.
3. Sổ tay thống kê và chẩn đoán các rối loạn tâm thần rút gọn DSM-IV.
4. Nguyễn Ngọc Quang (2005), Sơ lược biểu hiện lâm sàng rối loạn thần kinh tâm thần ở bệnh nhân nhiểm HIV/AIDS, chuyên đề Tâm Thần Học tập 7 số tháng 3/2005. tr 21-24.
5. Nguyễn Hữu Chí (1996), Nhiểm HIV/AIDS, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, tr.92-94.
6. Kaplan H.I., Sadock B.J. (1997), “Neuropsychiatric aspects of Human immunodeficiency virus (HIV) infection and Acquiered Immune Deficiency Syndrome (AIDS)” Synopsis of Psychiatry, Williams and Wilkins edit pp. 365 – 375.
7.  Brian K,Beverley R, Fiona J .et al (1998), Psychiatric disorders in HIV infection , Australian and New Zealand Journal of Psychiatry32,pp441-453.
8.  Dan H. K,james WD (1998), HIV- assiated Psychiatric disorders , HIV Insite Knowledge Base Chapter.
9.  Williams J.B W.Rabkin J, G .Remein R.H.et al (1991), Multidisciplinary baseline assessment of homosexual men with and without immunodeficiency virus infection: standardized clinical assessment of curren and lifetime psychopathology , Archive of general Psychiatry 48, pp 124-130.
10. Alfonso C.A .Chohen M. A. Aladjem A.D.et al (1994), HIV seroposivitive   as  a major  ris factor  for sui cide in de general hospital , Psychosomatics 35 (4) pp. 368-373.
11.  Mesquita F .Kral A. Reingold A .et al (2001), Trends of HIV infection  among  injection drug users in Brazil in the 1990s : de impact of changes in patterns of drug use , J . Acquir .immune .Defic.Synds  28 (3) , pp 298-302.
12. Homes W. C. (1998), A short , psychiatric care –finding measure for HIV seropositive outpartiens :Performance chacracterristics of de 5 item mental
13. Health subscale of the  SF – 20 in anale , seropossitive  sample ,Medicine Care 36 (2) , pp 237-243.
14. Brown  G. R . Rundell J. R .(1993), A prospective  study  of psychiatric aspects of early HIV disease in women General hospital psychiatry 15, pp 139-147
15. Morris  R . , sChaerf F , Brandt  J . et  al 1992 AIDS and multiple sclerosis : neural and mental feature , Acta psychiatrica  Scandinavia 85, pp331-336.  
16. health subscale of the  SF – 20 in anale , seropossitive  sample , Medicine Care 36 (2) , pp 237-243.
17. Brown  G. R . Rundell J. R .(1993), A prospective  study  of psychiatric aspects of early HIV disease in women General hospital psychiatry 15, pp 139-147
18. Morris  R . , sChaerf F , Brandt  J . et  al 1992 AIDS and multiple sclerosis : neural and mental feature , Acta psychiatrica  Scandinavia 85, pp331-336.

 

Tin liên quan