Truy cập nội dung luôn

Chi tiết tin

Khảo sát tỉ lệ trầm cảm và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân lạm dụng rượu
13/07/2015

BS CKII Trần Quốc Kính

INVESTIGATING THE RATES OF DEPRESSION AND REPLATED FACTORS IN ALCOHOL ABUSE PATIENTS


TÓM TẮT :

Mở đầu: Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước cho thấy lạm dụng rượu có tỉ lệ cao trong dân số chung. Triệu chứng lâm sàng rất đa dạng và phức tạp, điều này gây khó khăn cho chẩn đoán và điều trị. 

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ trầm cảm trên những bệnh nhân nam lạm dụng rượu và phân tích mối liên quan giữa trầm cảm và lạm dụng rượu với một số yếu tố dân số, kinh tế, xã hội.

Phương pháp: Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả cắt ngang, dựa theo bảng câu hỏi CAGE (Cut down – Annoyed – Guilty – Eye opener), thang lượng giá trầm cảm HAMD-17 trên 256 bệnh nhân lạm dụng rượu đến khám tại khoa khám Bệnh viện Tâm thần Tiền Giang từ 01/9/2013 đến 30/4/2014.

Kết quả: Bệnh nhân nam lạm dụng rượu có biểu hiện trầm cảm (76,6%), đa số trầm cảm ở mức độ nhẹ (41,4%) và mức độ trầm cảm nặng (16%). Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ trầm cảm cao ở nhóm bệnh nhân có tiền sử gia đình tự tử (p<0,05) và nhóm tuổi từ 20 – 29 (88,89%), nhóm bệnh nhân có trình độ học vấn cấp 2 (78,63%), kinh tế gia đình nghèo (85,71%), thất nghiệp (87,50%).

Kết luận: Tỉ lệ trầm cảm trên bệnh nhân lạm dụng rượu cao, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh. Các bác sĩ cần phải hiểu rỏ hơn trầm cảm trên bệnh nhân lạm dụng rượu để lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

Từ khóa: CAGE, Lạm dụng rượu, Trầm cảm.

ABSTRACT:

Background: Many studies in the world and in Viet Nam showed a high percentage of alcohol abuse in general population. Clinical symptoms are varied and complicated, which make it difficulty to diagnose and control.

Objectives: To determine the prevalence of depression in alcohol abusemale patients and analyze relationships between depression, alcohol abuse with demographic and socio-economic factors.

Method: A cross-sectional study was conducted on 256 alcohol abuse patients using the CAGE(Cut down – Annoyed – Guilty – Eye opener) questionnaire and the Hamilton rating scale for depression 17 (HAMD-17) at the Out-patient Department of the Tien Giang Mental Hospital from September 1st, 2013 to April 30th, 2014.

Results: A high percentage of the alcohol abuse patients had positive scores of depression (76.6%) including mild depression (41.4%) and severe depression (16%). The result has shown higher prevalence of depression in patients have family history of suicide (p<0.05), in age group20 – 29 year-old (88.89%), low education as secondary school (78.63%), low economic (85.71%), and unemployment (87.5%).

Conclusions: The high rate of depression in alcohol abuse patients affect the treatment effectiveness. Doctors need better understanding of depression in alcohol abuse patients to choose the appropriate treatment to improve the quality of life for patients.

Keywords: Alcohol abuse, CAGE, Depression.

Tài liệu tham khảo:

1. Kim Bảo Giang, Nguyễn Nguyên Ngọc (2013), “Biểu hiện trầm cảm và một số yếu tố liên quan tại 6 xã/phường thuộc Hà Nội – Thừa Thiên Huế - Cần Thơ năm 2012”, Y học thực hành (879), số 9, tr.41-44.

2. Lê Quốc Nam và nhóm các bác sĩ (2001), “Khảo sát sơ bộ về các rối lọan tâm thần liên quan đến rượu tại cộng đồng dân cư ở thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2001”, Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học TTSKTT tp. HCM, tr. 180 – 206.

3. Nguyễn Văn Nuôi, Lê Hiếu, Lê Thị Kim Hạnh, Nguyễn Trung Hòang, Nguyễn Tiến Thành, Lê Quang Vy (2002), “Khảo sát lâm sàng các rối lọan khí sắc tại khoa khám bệnh người lớn Trung tâm sức khỏe tâm thần năm 2001”, thông tin nhanh chuyên ngành tâm thần, TTSKTT tp HCM, số 7, tr.01-09.

4. Nguyễn Văn Siêm (2010), “Nghiên cứu dịch tể lâm sàng một số rối loạn tâm thần tại hai xã đồng bằng Bắc Bộ”, Tạp chí y học thực hành, số 2 (704), tr. 14-17.

5. Đào Trần Thái, Ngô Tích Linh, Trần Trung Nghĩa (2006), “Rối loạn nhận thức ở bệnh nhân sau sảng run”, Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học Bệnh viện Tâm thần Tp. Hồ Chí Minh, tr. 25 – 87.

6. Đào Trần Thái, Ngô Tích Linh, Nguyễn Hữu Thăng, Nguyễn Trung Hoàng (2000), “Khảo sát 91 bệnh nhân điều trị tại Trung tâm sức khỏe tâm thần Tp Hồ Chí Minh năm 2000”, thông tin nhanh chuyên ngành tâm thần, Trung Tâm sức khoẻ tâm thần thành phố Hồ Chí Minh, số 7, tr. 7–10.

7. Lê Anh Tuấn (2010), “Nghiên cứu thực trạng lạm dụng rượu ở Hà Nội”, Tạp chí Y học Thực hành (969), số 1/2010, tr. 35-37.

8. Abdul Khalid, Arun Raj Kunwar, K.C. Rajbhandari (2000). “A study of prevalence and comrbidity of depression in alcohol dependence”, Indian Journal of Psychiatry; 42 (4): pp. 434-438.

9. Anne M. Holbrook, Pharm D., Ann Lotter, Ciachen Cheng, Derek King (1999), “Diagnosis and management of acute alcohol withdrawal”, Canadian Medical Assiociation Journal, 160(5):pp.675-80

10. David M. Fergusson; Joseph M. Boden, L. John Horwood (2009), “Tests of Causal Links Between Alcohol Abuse or Dependence and Major Depression”, Archives of General Psychiatry,Vol 66 (3): pp.260-266.

11. Laura A. Pratt, Debra J. Brody (2008), “Depression in the United States household population, 2005-2006”, NCSH data Brief, No.7: pp.1-8.

12. Lukassen J., M. P. Beaudet (2005), “Alcohol dependence and depression among heavy drinkers in Canada”. Soc Sci Med, 61, (8): pp. 1658-1667.

13. Marc A. Schuckit, Tom L. Smith, Jelger Kalmijm (2013), “Relationships among independent major depressions, alcohol, and other substance use and related prolems over 30 years in 397 families” Journal of studies on alcohol and drugs, volume 74 (2): pp.271-279.